TÀI LIỆU, SỔ SÁCH KẾ TOÁN, BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CÁC PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL.
BẠN CẦN ĐĂNG NHẬP ĐỂ DOWNLOAD ĐƯỢC TÀI LIỆU
VÀ ĐỌC HƯỚNG DẪN DOWNLOAD ĐỂ CÓ THỂ DOWNLOAD TỐT NHẤT
TÀI LIỆU, SỔ SÁCH KẾ TOÁN, BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CÁC PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL.
BẠN CẦN ĐĂNG NHẬP ĐỂ DOWNLOAD ĐƯỢC TÀI LIỆU
VÀ ĐỌC HƯỚNG DẪN DOWNLOAD ĐỂ CÓ THỂ DOWNLOAD TỐT NHẤT



 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
thienlong
Sáng lập diễn đàn
Sáng lập diễn đàn
thienlong


Age : 36
Đến từ : Hà Nam
Tổng số bài gửi : 122
Điểm: : 26348
Join date : 05/08/2011

Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012    Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012  I_icon_minitimeWed Feb 15, 2012 5:07 am

Câu 1:
Việc tạo mẫu hóa đơn để in hoặc đặt in, có thể làm các liên hóa đơn cùng số có nhiều màu khác nhau được không?
Trả lời:
Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên không quy định về màu của từng liên hóa đơn, do đó DN được tạo các liên hóa đơn cùng số có màu khác nhau để sử dụng.

Câu 2:
Công ty có Chi nhánh trực thuộc đóng ở địa bàn khác tỉnh với Công ty có phải tự in hóa đơn để sử dụng không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Thông tư số 153/2010/TT-BTC quy định trường hợp doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập, kê khai thuế giá trị gia tăng riêng khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn), Chi nhánh phải tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng.

Câu 3:
Hiện nay Công ty còn tồn khoảng 100 quyển hóa đơn tự in trước đây chưa sử dụng hết, nếu tiếp tục sử dụng khoảng 4 năm nữa mới hết. Vậy Công ty có được sử dụng hết số lượng hóa đơn còn tồn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 33 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp Công ty còn tồn hóa đơn tự in nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Công ty được đăng ký với cơ quan thuế để tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/3/2011. Sau ngày 31/3/2011, hóa đơn chưa sử dụng hết phải thực hiện hủy bỏ theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư này.

Câu 4:
Hóa đơn đặt in trong năm 2011, trường hợp Công ty sử dụng không hết, sang năm 2012 và các năm tiếp theo có được sử dụng tiếp tục hay không? Nếu được sử dụng tiếp tục thì cần làm thủ tục gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ phải lập Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp Công ty đặt in hóa đơn trong năm 2011, nếu sử dụng không hết sẽ được sử dụng tiếp tục cho các năm tiếp theo; nếu không có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành và gởi cơ quan thuế, Công ty không phải lập lại thông báo phát hành mới gởi cơ quan thuế.

Câu 5:
Theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra lần thứ 2 trở đi phải thể hiện bản sao. Trường hợp đơn vị mua hàng làm mất liên 2 hóa đơn và yêu cầu bên bán hàng cấp lại hóa đơn liên 2 bản sao để kê khai khấu trừ thuế được không?
Trả lời:
Tại Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC đã quy định mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, do đó, hóa đơn GTGT dùng để khai khấu trừ thuế phải là bản gốc liên 2 (liên giao khách hàng).

Câu 6:
Trường hợp công ty có chi nhánh trực thuộc sử dụng hóa đơn do công ty mẹ đặt in thì việc ghi hóa đơn tại tiêu thức người bán hàng thực hiện thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp chi nhánh trực thuộc sử dụng hóa đơn do công ty mẹ đặt in thì tên công ty phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng”.

Câu 7:
Trình tự, thủ tục để tạo hóa đơn tự in thực hiện thế nào?
Trả lời:
Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trình tự cho việc tạo hóa đơn tự in thực hiện như sau:
- Thiết kế mẫu hóa đơn (tham khảo mẫu hóa đơn trong Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC).
- Chuẩn bị cơ sở vật chất để được tự in: Hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Ứng dụng phần mềm in hóa đơn gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn bán hàng, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.
- Ban hành Quyết định áp dụng hóa đơn tự in gởi cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC).

Câu 8:
Ký hiệu hóa đơn tại mẫu tham khảo (phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC) là AA/11P, hai ký tự đầu dùng để phân biệt các ký hiệu hóa đơn. Vậy đơn vị có thể dùng hai ký tự viết tắt tên riêng để phân biệt hóa đơn, ví dụ là AP/11P có được không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành hoá đơn. Hai ký tự đầu dùng để phân biệt các ký hiệu hóa đơn là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y. Do đó, đơn vị được sử dụng 2 ký tự AP như trên để phân biệt hóa đơn.

Câu 9:
Trường hợp công ty đặt in hóa đơn với số lượng lớn thì việc phát hành hóa đơn thực hiện thế nào? Hóa đơn đặt in có in sẵn địa chỉ đơn vị trên tờ hóa đơn nhưng chưa sử dụng hết, nếu công ty có thay đổi địa điểm kinh doanh thì xử lý thế nào đối với hóa đơn chưa sử dụng?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Trước khi Công ty sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải lập Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp hóa đơn đã đặt in với số lượng lớn, đã tạo mẫu có sẳn ký hiệu năm phát hành. Ví dụ: AB/11P - là hóa đơn phát hành năm 2011, nhưng sử dụng trong năm 2011 không hết, Công ty vẫn được sử dụng cho các năm tiếp sau năm phát hành.
Trường hợp, quá trình sử dụng có phát sinh sự thay đổi về địa chỉ đã in sẳn trên tờ hoá đơn, Công ty được đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Câu 10:
Công ty vừa có hoạt động bán hàng trong nước, vừa có có hoạt động xuất khẩu thì sử dụng hóa đơn thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, trường hợp doanh nghiệp vừa có hoạt động bán hàng trong nước, vừa có có hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước (mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Đối với hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn xuất khẩu (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại thì được sử dụng hóa đơn GTGT cho cả hai hoạt động trên.

Câu 11:
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 8 tỷ đồng, số lao động chỉ có 5 người, số lượng hóa đơn sử dụng trong năm 01 hoặc 02 quyển, doanh nghiệp có được mua hóa đơn của cơ quan thuế hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, với số vốn điều lệ 8 tỷ đồng, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng.

Câu 12:
Trường hợp của doanh nghiệp có trụ sở tại thị xã Châu Đốc, có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng nhưng số lao động trên 10 người, vậy doanh nghiệp có được mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Doanh nghiệp không thuộc diện doanh nghiệp siêu nhỏ và hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, do đó doanh nghiệp không được mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tự in hoặc đặt in hóa đơn, doanh nghiệp phải đảm bảo 5 điều kiện được quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư nêu trên.

Câu 13:
Đơn vị chúng tôi còn số lượng lớn vé xe đặt in trước đây hiện nay đang sử dụng, chúng tôi có thể đăng ký sử dụng đến khi hết sẽ in mới không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp đến hết ngày 31/3/2011 mà đơn vị chưa sử dụng hết số vé đã đăng ký với cơ quan thuế tiếp tục sử dụng thì đơn vị thực hiện tiêu hủy theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư này.

Câu 14:
Các nội dung như tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, khi lập hóa đơn Công ty in bằng máy in kim có được không?
Trả lời:
Về việc ghi các thông tin khi lập hóa đơn, Thông tư số 153/2010/TT-BTC không quy định phải ghi bằng phương tiện gì. Do đó, Công ty được lập hóa đơn bằng thiết bị mái in kim hoặc ghi bằng tay nhưng phải đảm bảo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không đè lên chữ in sẵn và nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

Câu 15:
Quỹ tín dụng chúng tôi có vốn điều trên 5 tỷ đồng thì có được sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng.

Câu 16:
Theo mẫu tham khảo hóa đơn GTGT tại phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư, trong đó có quy định chỉ tiêu bắt buộc: Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Do yêu cầu quản lý, Công ty chúng tôi đặt in hóa đơn có thể tạo thêm cột trên mẫu hóa đơn được không?
Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC không quy định về việc tạo thêm cột trên hóa đơn vì mục đích quản lý của doanh nghiệp. Do đó, ngoài các tiêu thức bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn, doanh nghiệp được tạo thêm cột trên hóa đơn.

Câu 17:
Công ty chúng tôi đặt trụ sở chính tại huyện Tịnh Biên và có 01 Chi nhánh bán hàng tại thành phố Long Xuyên, vậy Chi nhánh có được mua hóa đơn của cơ quan thuế không?
Trả lời:
Công ty hoạt động tại huyện Tịnh Biên thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc diện được mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng. Riêng trường hợp Chi nhánh của Công ty có hoạt động bán hàng và kê khai thuế giá trị gia tăng riêng tại thành phố Long Xuyên không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên thuộc diện phải tạo hóa đơn tự in hoặc đặt in để sử dụng.
Để thuận lợi hơn trong hoạt động, đề nghị Công ty chọn phương án tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng cho cả Công ty và Chi nhánh, vì cơ quan thuế cũng chỉ giải quyết bán hóa đơn cho các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn trong năm 2011, sang năm 2012 doanh nghiệp phải tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng.

Câu 18:
Công ty tạo hóa đơn đặt in cho Công ty và các Chi nhánh trực thuộc sử dụng chung, Công ty có thiết kế lô-gô của Công ty nằm phía trên bên trái của liên hóa đơn nhưng trong Thông tư lại quy định phía trên bên trái tờ hóa đơn được in sẳn tên Công ty mẹ. Vậy Công ty tạo lô-gô ở giữa hóa đơn và phía trên có được không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4, Công ty có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo nhưng phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn. Thông tư không quy định bắt buộc về vị trí đặt lô-gô trên hóa đơn, do đó công ty được tạo ở giữa hóa đơn đặt in để sử dụng.

Câu 19:
Công ty chúng tôi mua cá của người nông dân trực tiếp sản xuất có được lập bảng kê mua hàng không hay người nông dân phải mua hóa đơn lẻ của cơ quan thuế để giao cho công ty làm chứng từ hạch toán chi phí? Thông tư số 153/2010/TT-BTC không thấy có quy định về bảng kê mua hàng nông, lâm, thủy hải sản của người nông dân trực tiếp sản xuất?
Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 33 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định các văn bản hướng dẫn khác về hóa đơn không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực thi hành. Do đó, trường hợp công ty mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra không có hóa đơn thì được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào kèm theo chứng từ thanh toán để hạch toán chi phí mua hàng hoá, dịch vụ không có hóa đơn (căn cứ quy định tại điểm 2.4, mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp).

Câu 20:
Việc xuất hóa đơn bán hàng có giá trị trên 200.000 đồng, người mua hàng không lấy hóa đơn, không cung cấp tên, địa chỉ thì việc lập hóa đơn đối với trường hợp này như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Câu 21:
Chủ doanh nghiệp không ký tên vào tiêu thức người bán hàng khi xuất hóa đơn mà giao cho người trực tiếp bán hàng ký được không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán hàng ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Câu 22:
Đơn vị có chi nhánh trực thuộc phát sinh mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, khi xuất hóa đơn tại tiêu thức tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán ghi thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Tại tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán” phải ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
- Trường hợp đơn vị có chi nhánh trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của đơn vị trụ sở chính.

Câu 23:
Hóa đơn xuất khẩu có quy định các nội dung bắt buộc như hóa đơn GTGT hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Hóa đơn xuất khẩu không bắt buộc phải có đầy đủ các tiêu thực như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. Nội dung bắt buộc trên hoá đơn xuất khẩu bao gồm: số thứ tự hoá đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu.

Câu 24:
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì sử dụng hình thức hóa đơn nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 6 thì được tạo hóa đơn tự in hoặc tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Riêng doanh nghiệp siêu nhỏ (doanh nghiệp có 10 lao động trở xuống) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, doanh nghiệp mới thành lập ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì được mua hóa đơn của cơ quan thuế trong năm 2011. Từ năm 2012 các doanh nghiệp này phải tự tạo hóa đơn để sử dụng.

Câu 25:
Công ty TNHH một thành viên đang hoạt động, có mức vốn điều lệ ghi trên giấy phép kinh doanh dưới 5 tỷ đồng, công ty tự in hóa đơn được không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì công ty được tự in hóa đơn nếu có đủ 05 điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn;
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in lần đầu trở về trước.

Câu 26:
Đơn vị chúng tôi là đơn vị sự nghiệp công lập nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định thì thuộc diện được tạo hóa đơn tự in hoặc đặt in. Tuy nhiên, đơn vị có nhu cầu về hóa đơn không nhiều, vậy có được mua hóa đơn của cơ quan thuế không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Thông tư số 153 /2010/TT-BTC: Đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tạo hóa đơn tự in hoặc đặt in để sử dụng. Trường hợp đơn vị không tự in hoặc đặt in, đơn vị được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Câu 27:
Để được tự in hóa đơn, doanh nghiệp có phải báo cáo với cơ quan thuế về các điều kiện đảm bảo cho việc tạo hóa đơn không? Cơ quan thuế có ra quyết định đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự xác định các điều kiện để tự in hóa đơn, trước khi tạo hóa đơn phải ra quyết định áp dụng hóa đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định này (mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Cơ quan thuế không ra quyết định hay phê duyệt quyết định của doanh nghiệp.

Câu 28:
Trường hợp hộ sản xuất kinh doanh thì có được đặt in hóa đơn để sử dụng không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư số 153/TT-BTC: Hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Câu 29:
Công ty chúng tôi nhận in hóa đơn cho nhiều công ty, cá nhân khác nhau. Chúng tôi có phải báo cáo với cơ quan thuế không và phải báo cáo những nội dung gì, thời gian gửi thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Thông tư số 153/TT-BTC: Công ty phải lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn gởi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức, cá nhân đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, mẫu số hoá đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số ...đến số..) cho từng tổ chức, cá nhân (theo mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo in hoá đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 20 tháng 7, lần 2 báo cáo in hoá đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất là ngày 20 tháng 1 năm sau.

Câu 30:
Công ty tôi sử dụng hóa đơn đặt in, theo quy định trước khi sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Vậy xin hỏi Thông báo phát hành hóa đơn bao gồm những nội dung gì và thời gian gởi thông báo khi nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4, Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hoá đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (“từ số... đến số...”), hóa đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn, ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (theo mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian gửi chậm nhất năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.
Câu 31:
Khi mua hóa đơn của cơ quan thuế, người nộp thuế cần phải chuẩn bị giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 11 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn (theo mẫu số 3.3, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Khi đến mua hóa đơn, người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được uỷ quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng.

Câu 32:
Công ty tôi thuộc diện được in, phát hành hóa đơn. Vậy công ty tôi có được quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do công ty tôi phát hành hay không, hay do Cục Thuế quy định?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Thông tư số 153/TT-BTC: Công ty được quyền tự quy ước và bảo mật các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Câu 33:
Trường hợp trong năm 2011, Công ty chúng tôi đã thông báo phát hành 10.000 số hóa đơn và đã sử dụng hết, nếu cần in thêm có phải thông báo phát hành hóa đơn lần thứ 2 không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Trường hợp cần in thêm hóa đơn, Công ty phải thông báo phát hành, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm theo hóa đơn mẫu.

Câu 34:
Doanh nghiệp chúng tôi sử dụng hóa đơn xuất khẩu, đã thông báo phát hành hóa đơn và gửi hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế, nay chúng tôi có thay đổi một số nội dung trên hoá đơn (phần nội dung không bắt buộc), chúng tôi có phải thông báo phát hành hoá đơn mới không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp bạn hỏi không phải phát hành thông báo mới.

Câu 35:
Công ty tôi đã đặt in 10.000 số hóa đơn loại hóa đơn GTGT (trên hoá đơn đã in sẵn địa chỉ) đã sử dụng 5.000 số, nay công ty tôi chuyển địa chỉ đến nơi khác, xin hỏi để được sử dụng 5.000 số hoá đơn còn lại chúng tôi phải làm thủ tục gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 và khoản 2, Điều 9 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì trường hợp Công ty muốn tiếp tục sử dụng 5.000 số hóa đơn còn lại, công ty thực hiện việc đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng. Đồng thời, công ty phải gửi thông báo phát hành hoá đơn (theo mẫu 3.5, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ 5.000 số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết, sẽ tiếp tục sử dụng.

Câu 36:
Công ty chúng tôi có nhiều bộ phận quản lý và đều có nhu cầu lưu giữ hóa đơn, chứng từ. Vậy, Công ty có được in nhiều liên hóa đơn và sử dụng cùng một màu giấy không?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Công ty được in mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên; được sử dụng cùng một màu giấy của các liên hoặc nhiều màu giấy để phân biệt các liên hóa đơn theo nhu cầu sử dụng của mình.

Câu 37:
Tổ chức hoạt động của Công ty chúng tôi có nhiều cấp bán hàng, dưới Công ty có các Chi nhánh, dưới Chi nhánh có các Cửa hàng trực tiếp bán hàng. Vậy phải thiết kế hóa đơn như thế nào ở mục tên người bán?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư số 153/2010/TT-BTC, trường hợp chi nhánh trực thuộc sử dụng hóa đơn do công ty mẹ đặt in thì tên công ty phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng”.
Do đó, Công ty mẹ phải in sẳn tên Công ty phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Chi nhánh sử dụng hóa đơn thì đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng”. Trường hợp Cửa hàng sử dụng hóa đơn thì đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ của Cửa hàng vào tiêu thức người bán.
Ý nghĩa của quy định này nhằm xác định chính xác đơn vị bán hàng và người mua hàng có cơ sở thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Câu 38:
Công ty chúng tôi kinh doanh đồ gia dụng, trong một lần bán hàng có thể xảy ra trường hợp danh mục hàng hoá nhiều hơn số dòng của 1 số hoá đơn. Do vậy khi lập hoá đơn bán hàng công ty chúng tôi phải sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá đã bán kèm theo hóa đơn. Xin hỏi chúng tôi có thể sử dụng bảng kê do công ty tự thiết kế không? Nội dung trên bảng kê phải đảm bảo những nội dung gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Chương III , Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Công ty có thể sử dụng bảng kê do Công ty tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hoá nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế;
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hoá đơn GTGT.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hoá đơn số… ngày… tháng… năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hoá đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hoá đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hoá đơn theo quy định.

Câu 39:
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ có được quản lý như hóa đơn không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau: các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Vậy phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được coi là một loại hóa đơn.

Câu 40:
Công ty đã phát hành hóa đơn, nay có nhu cầu chuyển đổi địa điểm từ địa bàn A sang địa bàn B, chúng tôi có phải gửi thông báo cho cơ quan thuế địa bàn B không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC: Công ty phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế địa bàn B, trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.

Câu 41:
Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đã xuất cho khách hàng, sau đó phát hiện ghi sai sót thì xử lý thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC quy định về trường hợp xử lý đối với hóa đơn đã lập phát hiện sai sót như sau:
- Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT…, tiền thuế GTGT cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Theo Cục thuế An Giang - http://cucthue.angiang.gov.vn
Về Đầu Trang Go down
https://hochoikinhnghiem.forumvi.com
Thiết Diện Vô Tư
Quản Lý Diễn Đàn
Quản Lý Diễn Đàn
Thiết Diện Vô Tư


Age : 44
Đến từ : Hà Nam
Tổng số bài gửi : 50
Điểm: : 80
Join date : 13/11/2011

Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012    Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012  I_icon_minitimeThu Mar 01, 2012 10:43 am

in hoa đơn
Về Đầu Trang Go down
 
Những câu hỏi và giải đáp về in hóa đơn năm 2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153
» GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VƯỚNG MẮC EXCEL
» MỘT SỐ TÍNH HUỐNG GIẢI ĐÁP VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
» Thông tư số 123/2012/TT-BTC_Hướng dẫn thi hành sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2012
» TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GÓC KẾ TOÁN :: KẾ TOÁN THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ :: Hóa đơn chứng từ-
Chuyển đến