TÀI LIỆU, SỔ SÁCH KẾ TOÁN, BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CÁC PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL.
BẠN CẦN ĐĂNG NHẬP ĐỂ DOWNLOAD ĐƯỢC TÀI LIỆU
VÀ ĐỌC HƯỚNG DẪN DOWNLOAD ĐỂ CÓ THỂ DOWNLOAD TỐT NHẤT
TÀI LIỆU, SỔ SÁCH KẾ TOÁN, BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CÁC PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL.
BẠN CẦN ĐĂNG NHẬP ĐỂ DOWNLOAD ĐƯỢC TÀI LIỆU
VÀ ĐỌC HƯỚNG DẪN DOWNLOAD ĐỂ CÓ THỂ DOWNLOAD TỐT NHẤT



 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153

Go down 
Tác giảThông điệp
thienlong
Sáng lập diễn đàn
Sáng lập diễn đàn
thienlong


Age : 36
Đến từ : Hà Nam
Tổng số bài gửi : 122
Điểm: : 26348
Join date : 05/08/2011

NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153   NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 I_icon_minitimeThu Oct 20, 2011 9:38 am

1
10 câu hỏi và trả lời về “Loại, hình thức, nội dung hoá đơn”. 2


2
51 câu hỏi và trả lời về “Tạo và phát hành hoá đơn”. 4


3
40 câu hỏi và trả lời về “Sử dụng hóa đơn”. 14


4
14 câu hỏi và trả lời về “Vi phạm và xử lý vi phạm hoá đơn”. 25


Xin cám ơn!





1 10 câu hỏi và trả lời về
“Loại, hình thức, nội dung hoá đơn”



Câu hỏi 1:
Hoá đơn là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì hoá đơn là
chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2
:
Có mấy loại hoá đơn?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì có 5 loại hoá đơn (hoá đơn GTGT; hoá đơn bán hàng; hoá đơn
xuất khẩu; hoá đơn khác như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm …; các chứng
từ thu như phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận
tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…).

Câu hỏi 3
:
Hoá đơn được thể hiện bằng những hình thức nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì Hoá đơn được thể hiện bằng 3 hình thức, đó là: hoá đơn tự
in, hoá đơn điện tử và hoá đơn đặt in.

Câu hỏi 4:

Thế nào là hoá đơn tự in?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3a, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của
Bộ Tài chính thì: Hoá đơn tự in là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra
trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ.

Câu hỏi 5:

Thế nào là hoá đơn điện tử ?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3b, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử
về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và
quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi
hành.

Câu hỏi 6:

Thế nào là hoá đơn đặt in?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3c, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: Hoá đơn đặt in là hoá đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân
kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá
nhân.

Câu hỏi 7:

Công ty tôi vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán
hàng cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan, vậy công ty tôi có được sử dụng hoá
đơn giá trị gia tăng cho cả hai hoạt động trên hay không?

Trả lời:
Tại Khoản 1k, Điều 4, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/ 2010 của Bộ Tài
chính, quy định: Tổ chức, cá nhân được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho
hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường
hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại. Vì vậy
công ty được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho cả hai hoạt động trên.

Câu hỏi 8:

Công ty tôi nằm trong khu phi thuế quan, khi bán hàng hoá ra nước ngoài
thì sử dụng loại hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2b, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ với nhau và bán ra nước ngoài thì công ty bạn sử dụng hóa đơn
bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế
quan” (mẫu số 5.3. Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 153).

Câu hỏi 9:

Vé máy bay có được coi là hoá đơn tự in hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3a, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì Hoá đơn tự in là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in
ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ. Vì vậy vé máy bay cũng được coi là hoá đơn tự in.

Câu hỏi 10:

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ có được quản lý như hoá đơn
không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì hoá đơn được thể hiện bằng các hình thức sau: các chứng từ
được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Vậy phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ được quản lý như hoá đơn.


2 51 câu hỏi và trả lời về
“Tạo và phát hành hoá đơn”



Câu hỏi 1:
Công ty TNHH một thành viên đang hoạt động, có mức vốn điều lệ 2 tỷ
đồng có được tự in hoá đơn khi bán hàng hoá không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1b, Điều 6, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì Công ty sẽ được tự in hoá đơn nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và
lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hoá,
dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn bán hàng
hoá, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại
thời điểm lập hoá đơn.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành
xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về
thuếdưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày
tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.


Câu hỏi 2:
Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh
doanh thì có được tạo hoá đơn tự in không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1a, Điều 6, Thông tư số 153 /2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: Đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo
quy định của pháp luật được tạo hoá đơn tự in kể từ khi có mã số thuế.


Câu hỏi 3:
Doanh nghiệp tôi được thành lập trong khu chế xuất có được tạo hoá đơn
tự in không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1a, Điều 6, Thông tư số 153 /2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được thành lập trong khu chế xuất được tạo
hoá đơn tự in kể từ khi có mã số thuế.


Câu hỏi 4:
Trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập, có mức vốn điều lệ 20 tỷ
đồng, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế muốn được tạo hoá đơn tự in để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của mình có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1a, Điều 6, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được tạo hoá đơn tự in.


Câu hỏi 5:
Để được tự in hoá đơn, doanh nghiệp có phải báo cáo với cơ quan thuế về
các điều kiện đảm bảo cho việc tạo hoá đơn tự in không? Cơ quan thuế có ra
quyết định đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp được tự in hoá đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1c, Điều 6, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc tự xác định các điều kiện để tự in hoá đơn và phải ra quyết định áp dụng
hoá đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về
quyết định này (mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 153).


Câu hỏi 6:
Hợp tác xã có được tự in hoá đơn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1b, Điều 6, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính, quy định: Tổ chức kinh doanh đang hoạt động được tự in hoá
đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và
lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hoá,
dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn bán hàng
hoá, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại
thời điểm lập hoá đơn.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành
xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về
thuế dưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày
tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.
Như vậy trường hợp nếu Hợp tác xã đang hoạt động có đủ các điều kiện quy định
nêu trên thì được tự in hoá đơn.


Câu hỏi 7:
Doanh nghiệp tôi thuộc đối tượng được tự in hoá đơn, hỏi doanh nghiệp
tôi có được tự thiết kế mẫu hoá đơn để tạo hoá đơn tự in không?

Trả lời:
Doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu hoá đơn nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng
hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính.


Câu hỏi 8:
Công ty tôi tự in hoá đơn, chúng tôi muốn đưa thêm lô-gô để quảng bá
cho doanh nghiệp của mình vào hoá đơn có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2a, Điều 4, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4,
doanh nghiệp có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.


Câu hỏi 9:
Công ty tôi thuộc đối tượng được tự in hoá đơn nhưng chúng tôi muốn đặt
in hoá đơn có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì công ty bạn được đặt in hoá đơn.


Câu hỏi 10:
Tôi là hộ kinh doanh thì có được đặt in hoá đơn không?
Trả lời:
Theo khoản 1, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 thì hộ
kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì được tạo hoá đơn đặt in
để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.


Câu hỏi 11:
Công ty tôi đặt in hoá đơn có phải theo mẫu của cơ quan Thuế quản lý
quy định không?

Trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/210 của Bộ
Tài chính thì Công ty được tự quyết định mẫu hoá đơn đặt in. Tuy nhiên, hoá đơn
đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức để khi lập đảm bảo
có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư nêu
trên.

Câu hỏi 12:
Công ty tôi đặt in hoá đơn có in sẵn địa chỉ công ty trên tờ hoá đơn.
Đến nay công ty tôi thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng vẫn có nhu cầu sử dụng số
hoá đơn đã đặt in trước đó thì công ty tôi phải làm thủ tục gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì đối với số hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng
hết có in sẵn địa chỉ trên tờ hoá đơn, khi công ty có sự thay đổi địa chỉ kinh
doanh nhưng vẫn muốn sử dụng số hoá đơn đã đặt in nói trên thì thực hiện đóng
dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.


Câu hỏi 13:
Chúng tôi là hộ kinh doanh, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chúng tôi nhận in hoá đơn có được không?

Trả lời:
Theo Khoản 4a, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ
Tài chính thì Tổ chức nhận in hoá đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản
phẩm và không phải xuất bản phẩm). Như vậy, hộ kinh doanh của ông bà không đủ
điều kiện để nhận in hoá đơn.


Câu hỏi 14:
Công ty chúng tôi nhận in hoá đơn cho nhiều công ty, cá nhân khác nhau.
Chúng tôi có phải báo cáo với cơ quan thuế không và phải báo cáo những nội dung
gì?

Trả lời:
Theo Khoản 4b, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ
Tài chính thì: Công ty phải lập báo cáo về việc nhận in hoá đơn cho cơ quan
thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ
chức, cá nhân đặt in; loại, ký hiệu hoá đơn, mẫu số hoá đơn, số lượng hoá đơn
đã in (từ số …đến số..) cho từng tổ chức, cá nhân (theo mẫu số 3.7 Phụ lục 3
ban hành kèm theo Thông tư này).


Câu hỏi 15:
Công ty A nhận in hoá đơn từ 01/01/2011, nhưng đến ngày 15/08/2011 Công
ty A ngừng hoạt động. Vậy Công ty A phải lập báo cáo gửi cơ quan thuế theo kỳ
báo cáo nào?

Trả lời:
Theo Khoản 4b, Điều 8, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ
Tài chính thì Công ty A phải lập báo cáo gửi cơ quan thuế 02 lần, cụ thể như
sau: Lần 1: Báo cáo từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/06/2011, chậm nhất là ngày
20/07/2011; Lần 2: Báo cáo từ ngày 01/7/2011 đến ngày 15/8/2011, chậm nhất là
ngày 20/9/2011.


Câu hỏi 16:
Công ty chúng tôi tự in hoá đơn thì khi sử dụng hoá đơn có phải báo cáo
cơ quan thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì trước khi doanh nghiệp sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ phải lập thông báo phát hành hoá đơn gửi cơ quan thuế quản lý
trực tiếp (theo mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này)


Câu hỏi 17:
Công ty tôi sử dụng hoá đơn đặt in, theo quy định trước khi sử dụng hoá
đơn thì doanh nghiệp phải gửi Thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp. Vậy xin hỏi Thông báo phát hành hoá đơn bao gồm những nội dung
gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì thông báo phát hành hoá đơn gồm: tên đơn vị phát hành hoá
đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa
đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng
hóa đơn thông báo phát hành (“từ số… đến số…”), hoá đơn mẫu, tên và mã số thuế
của doanh nghiệp in hoá đơn, ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của
người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (theo mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban
hành kèm theo Thông tư này).


Câu hỏi 18:
Công ty tôi phải đặt in hoá đơn, chúng tôi được biết trước khi sử dụng
hoá đơn phải gửi thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế quản lý, xin cho
hỏi thời gian gửi thông báo là khi nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì công ty bạn phải gửi thông báo phát hành hoá đơn (theo
mẫu) gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi doanh
nghiệp bắt đầu sử dụng hoá đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký
thông báo phát hành.


Câu hỏi 19:
Công ty tôi có trụ sở kinh doanh tại địa bàn A nay chuyển trụ sở kinh
doanh sang địa bàn B, chúng tôi có phải gửi thông báo cho cơ quan thuế địa bàn
B không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì công ty bạn phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ
quan thuế địa bàn B, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ
tiếp tục sử dụng.


Câu hỏi 20:
Công ty tôi có 3 đơn vị trực thuộc nằm ở các địa bàn khác nhau, sử dụng
chung mẫu hoá đơn của công ty thì công ty phải gửi thông báo phát hành hoá đơn
ở đâu?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 153 /2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì từng đơn vị trực thuộc phải gửi thông báo phát hành hoá
đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.


Câu hỏi 21:
Doanh nghiệp có phải niêm yết thông báo phát hành hoá đơn tại trụ sở
công ty không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp phải niêm yết rõ ràng Thông báo phát hành hoá
đơn gồm cả hoá đơn mẫu tại các cơ sở sử dụng hoá đơn để bán hàng hoá, dịch vụ
trong suốt thời gian sử dụng hoá đơn.

Câu hỏi 22:
Thế nào là Hoá đơn mẫu?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9, Thông tư số 153 /2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: hoá đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức
trên liên của hoá đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hoá đơn là
một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hoá đơn.

Câu hỏi 23:
Tôi là chủ hộ kinh doanh, nộp thuế giá trị giá tăng theo phương pháp
khấu trừ, chúng tôi đã đặt in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng. Xin hỏi khi
sử dụng hoá đơn tôi có phải báo cáo cơ quan thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì hộ kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hoá đơn (theo
mẫu số 3.5, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư nêu trên) gửi cơ quan thuế
quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử
dụng hoá đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát
hành.

Câu hỏi 24:
Xin cho hỏi, những đối tượng doanh nghiệp nào thì được mua hoá đơn của
cơ quan Thuế?

Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính quy định nếu công ty bạn thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ (có từ 10 lao động
trở xuống) theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP hoặc
công ty bạn ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn ban hành kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP, trong năm 2011 Công ty của
bạn thuộc đối tượng cơ quan thuế bán hoá đơn. Từ năm 2012 Công ty bạn phải tự
tạo hoá đơn để sử dụng.

Câu hỏi 25:
Công ty tôi có trụ sở tại một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, xin hỏi công ty
tôi có được cơ quan thuế bán hoá đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì Công ty của bạn thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn thì trong năm 2011 vẫn được cơ quan thuế bán hoá đơn để
sử dụng cho việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, từ năm 2012 Công ty bạn phải
tự tạo hoá đơn để sử dụng.

Câu hỏi 26:
Một công ty TNHH có trụ sở và hoạt động kinh doanh tại huyện Tân Lạc
tỉnh Hoà Bình hỏi: do nhu cầu sử dụng hoá đơn của công ty không nhiều nên muốn
được mua hoá đơn của cơ quan thuế thì có được mua không?

Trả lời:
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình là địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP. Như vậy,
theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì Công ty của bạn trong năm 2011 được mua hoá đơn của cơ
quan thuế để sử dụng cho việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Từ năm 2012 Công
ty bạn phải tự tạo hoá đơn để sử dụng.

Câu hỏi 27:
Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp tư nhân thường xuyên sử dụng 10 lao
động, chúng tôi có được mua hoá đơn của cơ quan thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp của bạn có số lao động là 10 người, là doanh
nghiệp siêu nhỏ nên được mua hoá đơn của cơ quan thuế trong năm 2011. Từ năm
2012 Công ty bạn phải tự tạo hoá đơn để sử dụng.

Câu hỏi 28:
Công ty tôi có trụ sở đóng tại tỉnh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế
– xã hôi khó khăn nhưng chúng tôi có các đơn vị trực thuộc kinh doanh tại các
tỉnh không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Xin hỏi các
đơn vị trực thuộc có được mua hoá đơn của cơ quan thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì chỉ công ty bạn được mua hoá đơn của cơ quan thuế còn các
đơn vị trực thuộc phải tạo hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in để sử dụng.

Câu hỏi 29:
Cơ quan thuế có bán hoá đơn cho hộ, cá nhân kinh doanh không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì cơ quan thuế có bán hoá đơn cho hộ, cá nhân kinh doanh.

Câu hỏi 30:
Tổ chức kinh doanh nào mới được cơ quan thuế bán hoá đơn?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì cơ quan thuế chỉ bán hoá đơn cho tổ chức có hoạt động kinh
doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật các
tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm.


Câu hỏi 31:
Khi mua hoá đơn của cơ quan thuế, người nộp thuế cần phải chuẩn bị giấy
tờ gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3a, Điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì đối tượng được mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành khi
mua hoá đơn phải có:
- Đơn đề nghị mua hoá đơn (theo mẫu số 3.3, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông
tư này);
- Khi đến mua hoá đơn, người mua hoá đơn (người có tên trong đơn hoặc người
được uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình
giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật
về giấy chứng minh nhân dân.

Câu hỏi 32:
Gia đình tôi có một căn nhà cho thuê trong thời hạn 6 tháng, theo hợp
đồng thuê nhà chúng tôi phải cấp hoá đơn cho công ty thuê. Xin hỏi chúng tôi có
được mua hoá đơn của cơ quan thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì trường hợp gia đình bạn không kinh doanh nhưng có nhà để
cho thuê thì được cơ quan thuế quản lý địa bàn có nhà cho thuê cấp hoá đơn lẻ,
bạn đến cơ quan thuế để được hướng dẫn chi tiết.

Câu hỏi 33:
Cơ quan thuế cấp hoá đơn giá trị gia tăng trong trường hợp nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì cơ quan thuế cấp hoá đơn GTGT đối với trường hợp: tổ chức,
cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế GTGT
được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Câu hỏi 34:
Công ty tôi đã có quyết định giải thể, có phát sinh thanh lý tài sản.
Người mua yêu cầu phải có hoá đơn. Vậy xin hỏi công ty chúng tôi muốn có hoá
đơn để cung cấp cho người mua thì làm thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì: Trường hợp công ty đã giải thể có phát sinh thanh lý tài
sản cần có hoá đơn để giao cho người mua thì được cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ
là loại hoá đơn bán hàng. Công ty bạn có thể đến cơ quan thuế quản lý địa bàn
để được cấp hoá đơn lẻ.

Câu hỏi 35:
Tổ chức, cá nhân được cấp hoá đơn lẻ có phải nộp thuế không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì tổ chức, cá nhân được cấp hoá đơn lẻ của cơ quan thuế phải
nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hoá đơn lẻ.

Câu hỏi 36:
Cơ quan tôi là Ban Quản lý Khu Kinh tế A, thuộc UBND tỉnh B. Cơ quan
tôi bán thanh lý một số máy photocopy cũ và cần hoá đơn để xuất cho bên mua
hàng. Vậy cơ quan tôi có thuộc đối tượng được cấp hoá đơn của Cục thuế không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: “Đối tượng được cấp hoá đơn là các tổ chức
không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh
hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cần có hoá đơn để giao cho khách
hàng”.
Căn cứ quy định trên thì cơ quan bạn thuộc diện được cấp hoá đơn để giao cho
khách hàng.

Câu hỏi 37:
Hộ gia đình tôi không kinh doanh nhưng phát sinh hoạt động bán 1 căn
nhà cho một Doanh nghiệp tư nhân, cần hoá đơn để giao cho người mua. Vậy chúng
tôi phải làm thủ tục gì để được cấp hoá đơn?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Để được cấp hoá đơn, hộ ông (bà) phải có đơn đề
nghị cấp hoá đơn lẻ (mẫu số 3.4, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và
các chứng từ mua bán kèm theo.

Câu hỏi 38:
Công ty tôi thuộc diện được in, phát hành hoá đơn. Vậy công ty tôi có
được quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hoá đơn do công ty tôi phát hành hay
không, hay do Cục thuế quy định?

Trả lời:
Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của
Bộ Tài chính thì: Công ty có quyền quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hoá đơn
do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hoá đơn trong quá trình in, phát
hành và sử dụng hoá đơn.

Câu hỏi 39:
Khi in hoá đơn, Công ty chúng tôi có thể chọn những hình thức nào để
làm ký hiệu nhận dạng hoá đơn?

Trả lời:
Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ
Tài chính thì: khi in hoá đơn Công ty có thể chọn những hình thức sau để làm ký
hiệu nhận dạng hoá đơn: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng
giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt
phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hoá đơn
(như tên, mã số thế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ; đơn giá ….),
chữ ký và dấu của bên bán khi lập hoá đơn , …

Câu hỏi 40:
Công ty chúng tôi thuộc diện được tự in hoá đơn thuế GTGT. Sau khi phát
hành, cơ quan thuế phát hiện có hoá đơn nghi vấn là hoá đơn giả hoá đơn của
công ty chúng tôi và yêu cầu chúng tôi xác nhận. Vậy cho hỏi công ty chúng tôi
có nghĩa vụ phải trả lời xác nhận của cơ quan thuế hay không và trong thời gian
bao lâu phải gửi xác nhận?

Trả lời:
Căn cứ Khoản 2, Điều 13, Chương II, Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của
Bộ Tài chính thì: Trong trường hợp cơ quan thuế yêu cầu xác nhận hoá đơn do
công ty đã phát hành, Công ty có nghĩa vụ phải trả lời bằng văn bản trong vòng 10
ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan thuế.


Câu hỏi 41:
Đơn vị chúng tôi không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh
doanh, vậy xin hỏi khi bán hàng hoá thì chúng tôi có phải lập hoá đơn không và
mua hoá đơn ở đâu?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp đơn vị bạn không phải là doanh
nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh thì khi bán hàng hoá có phải lập hoá đơn
và được cơ quan Thuế bán cho hóa đơn. Đề nghị đơn vị bạn liên hệ trực tiếp với
cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi 42:
Công ty tôi đã thông báo phát hành 10.000 số hoá đơn và đã sử dụng hết,
nay Công ty tôi chuẩn bị phát hành hoá đơn lần thứ 2, về nội dung và hình thức
hoá đơn phát hành lần này giống như mẫu hoá đơn lần trước, xin hỏi khi phát
hành chúng tôi có phải gửi kèm theo hoá đơn mẫu không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh khi
gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội
dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.

Câu hỏi 43:
Doanh nghiệp chúng tôi sử dụng hoá đơn xuất khẩu, đã thông báo phát
hành hoá đơn và gửi hoá đơn mẫu cho cơ quan thuế, nay chúng tôi có thay đổi một
số nội dung trên hoá đơn (phần nội dung không bắt buộc), chúng tôi có phải
thông báo phát hành hoá đơn mới không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Trường hợp Doanh nghiệp bạn hỏi không phải phát hành thông báo mới.

Câu hỏi 44:
Công ty tôi đã đặt in 10.000 số hoá đơn loại hoá đơn GTGT (trên hoá đơn
đã in sẵn địa chỉ) đã sử dụng 5.000 số, nay Công ty tôi chuyển địa chỉ đến nơi
khác, xin hỏi để được sử dụng 5.000 số hoá đơn còn lại chúng tôi phải làm thủ
tục gì?

Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 và Khoản 2, Điều 9, Chương II, Thông
tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì trường hợp Công ty bạn
muốn tiếp tục sử dụng 5.000 số hoá đơn còn lại, Công ty bạn thực hiện việc đóng
dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Đồng thời, Công ty bạn phải gửi thông báo phát hành hoá đơn (theo mẫu 3.5, phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư nêu trên) cho cơ quan thuế nơi chuyển đến,
trong đó nêu rõ 5.000 số hoá đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết, sẽ tiếp
tục sử dụng.

Câu hỏi 45:
Doanh nghiệp tôi đã đặt in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá,
dịch vụ, trước khi sử dụng chúng tôi phải làm các thủ tục gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính thì trước khi sử dụng hoá đơn, Doanh nghiệp bạn phải làm các
thủ tục sau:
- Lập thông báo phát hành hoá đơn (theo mẫu số 3.5, Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư số 153/2010/TT-BTC) và gửi kèm theo hoá đơn mẫu cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp chậm nhất 5 ngày trước khi Doanh nghiệp bạn bắt đầu sử dụng hoá
đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành.
- Niêm yết thông báo phát hành và hoá đơn mẫu tại nơi Doanh nghiệp bạn sử dụng
hoá đơn để bán hàng hoá, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hoá đơn.

Câu hỏi 46:
Công ty chúng tôi đặt in hoá đơn cho các đơn vị trực thuộc (ở các địa
phương khác nhau) để sử dụng, xin hỏi việc tạo hoá đơn và phát hành hoá đơn đối
với các đơn vị trực thuộc như thế nào?

Trả lời:
- Việc tạo hoá đơn: Theo quy định tại Điểm 2, Điều 8, Chương II, Thông tư số
153/2010/TT-BTC thì: Tên Công ty bạn phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ
hoá đơn, các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ của
mình vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.
- Việc phát hành hoá đơn: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Chương II, Thông
tư số 153/2010/TT-BTC thì từng đơn vị trực thuộc phải gửi thông báo phát hành
hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Câu hỏi 47:
Doanh nghiệp tôi có số vốn kinh doanh 1 tỷ đồng và có 10 lao động, xin
hỏi Doanh nghiệp chúng tôi xin mua hoá đơn do Cơ quan thuế đặt in có được
không? Thủ tục như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ thì doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo quy định tại Điểm 1, Điều 11, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 thì trong năm 2011, doanh nghiệp bạn được mua hoá đơn do Cục Thuế đặt
in.
- Thủ tục mua hoá đơn như sau:
+ Đơn đề nghị mua hoá đơn theo mẫu số 3.3, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
số 153/2010/TT-BTC.
+ Xuất trình chứng minh nhân dân (còn trong hạn sử dụng theo quy định của Pháp
luật) của người đi mua hoá đơn (người có tên trong đơn hoặc người được chủ hộ
kinh doanh uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật).


Câu hỏi 48:
Doanh nghiệp tôi có trụ sở tại huyện Na Hang, Tuyên Quang có hoạt động
kinh doanh tại huyện Na Hang, xin hỏi doanh nghiệp tôi có được mua hoá đơn do
Cục Thuế đặt in không?

Trả lời:
Huyện Na Hang, Tuyên Quang thuộc danh mục địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn ban
hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP nên trong năm 2011, doanh nghiệp bạn
được mua hoá đơn do Cục Thuế đặt in theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Chương
II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC.

Câu hỏi 49:
Doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang là
địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
có đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh tại thị xã Bắc Giang, xin hỏi đơn vị
trực thuộc này có được mua hoá đơn do Cục Thuế đặt in không?

Trả lời:
Thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang không phải địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh
tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định
124/2008/NĐ-CP nên đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không thuộc đối tượng được
mua hoá đơn do Cục Thuế đặt in mà phải đặt in hoá đơn để sử dụng theo quy định
tại Khoản 1, Điều 11, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC.

Câu hỏi 50:
Chúng tôi là Viện nghiên cứu thuộc Viện xã hội học, có một số khách
hàng muốn mua tạp chí của chúng tôi và yêu cầu chúng tôi phải xuất hoá đơn
nhưng Viện chúng tôi không có hoá đơn vì không kinh doanh. Xin hỏi chúng tôi
mua hoá đơn của cơ quan thuế được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Chương II, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 thì Viện của bạn phải làm đơn đề nghị cấp hoá đơn lẻ theo mẫu số 3.4,
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC gửi kèm theo các chứng
từ mua, bán đến cơ quan thuế nơi Viện của bạn đóng trụ sở. Căn cứ đơn đề nghị và
các chứng từ mua bán của bạn Cơ quan thuế sẽ hướng dẫn bạn xác định số thuế
phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế, bạn sẽ lập hoá đơn đủ 3 liên tại
cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ trước khi nhận hoá đơn lẻ, sau khi bạn có
chứng từ nộp thuế cơ quan thuế sẽ đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái
của liên 1, liên 2 và giao cho bạn hai liên (liên 1 và liên 2), liên 3 lưu tại
cơ quan thuế.

Câu hỏi 51:
Công ty chúng tôi có nhiều bộ phận quản lý và đều có nhu cầu lưu giữ
hóa đơn, chứng từ. Vì vậy, Công ty có sử dụng loại hóa đơn gồm nhiều liên. Cho
hỏi có hạn chế số liên hóa đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 4, Chương I, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì mỗi số hóa đơn phải có từ 2
liên trở lên và tối đa không quá 9 liên.
Về Đầu Trang Go down
https://hochoikinhnghiem.forumvi.com
thienlong
Sáng lập diễn đàn
Sáng lập diễn đàn
thienlong


Age : 36
Đến từ : Hà Nam
Tổng số bài gửi : 122
Điểm: : 26348
Join date : 05/08/2011

NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153   NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 I_icon_minitimeThu Oct 20, 2011 9:39 am

3 40 câu hỏi và trả lời về
“Sử dụng hóa đơn”



Câu hỏi 1:
Công ty chúng tôi dùng hàng hoá tự sản xuất để trả thay lương cho người
lao động thì có phải lập hoá đơn không? Việc lập hoá đơn trong trường hợp này
như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì Công ty bạn phải lập hóa
đơn khi dùng hàng hóa tự sản xuất để trả thay lương cho người lao động.
Việc lập hoá đơn trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Tiết b, Điểm
2.4, Khoản 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính. Theo đó thì công ty bạn phải lập hoá đơn GTGT (hoặc
hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như
hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Câu hỏi 2:
Công ty chúng tôi là đơn vị cung cấp nước sinh hoạt, khi lập hoá đơn
đối với tiêu thức “Ngày tháng năm” thì thực hiện như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì tiêu thức “Ngày tháng năm”
ghi trên hóa đơn đối với hoạt động cung cấp nước sinh hoạt được thực hiện chậm
nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số nước tiêu thụ trên
đồng hồ.

Câu hỏi 3:
Công ty tôi kinh doanh hàng may mặc, nhiều khi bán hàng khách hàng
không lấy hoá đơn khi mua hàng có giá trị đến 300.000 đồng. Vậy trong trường
hợp này Công ty tôi có phải lập hoá đơn không? Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số
thuế của người bán” trên hoá đơn được ghi như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp khi bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa
đơn thì Công ty bạn vẫn phải lập hóa đơn và tại tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số
thuế của người mua” ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn”.

Câu hỏi 4:
Công ty chúng tôi kinh doanh đồ gia dụng, trong một lần bán hàng có thể
xảy ra trường hợp danh mục hàng hoá nhiều hơn số dòng của 1 số hoá đơn. Do vậy
khi lập hoá đơn bán hàng công ty chúng tôi phải sử dụng bảng kê để liệt kê các
loại hàng hoá đã bán kèm theo hoá đơn. Xin hỏi chúng tôi có thể sử dụng bảng kê
do Công ty tự thiết kế không? Nội dung trên bảng kê phải đảm bảo những nội dung
gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Công ty bạn có thể sử dụng
bảng kê do Công ty tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các
loại hàng hoá nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp Công ty nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá
trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có
thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hoá đơn số… Ngày… tháng… năm” và có đầy đủ các
chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số
trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ
chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hoá đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với
hoá đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo
hoá đơn theo quy định.

Câu hỏi 5:
Công ty chúng tôi là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu được bán hàng thu
ngoại tệ “USD” theo quy định của pháp luật. Giả sử chúng tôi có xuất một lô
hàng trị giá 10.000 USD, tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn
là 18.932 VND/USD, xin hỏi đồng tiền ghi trên hoá đơn như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty bạn là đơn
vị được bán hàng thu ngoại tệ “USD” theo quy định của pháp luật thì tổng số
tiền thanh toán được ghi bằng “USD”, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá USD với đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm lập hoá đơn.
Cụ thể:
- Tại dòng Tổng cộng tiền thanh toán ghi: 10.000 USD.
- Số tiền viết bằng chữ ghi: Mười nghìn đô la Mỹ.
- Đồng thời ghi tỷ giá: 1USD = 18.932,00 VND
Câu hỏi 6:
Đề nghị cơ quan Thuế cho chúng tôi biết thế nào được coi là sử dụng hoá
đơn bất hợp pháp?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng
hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hoá đơn đã được phát hành
của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá
đơn.
Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông
tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, nhưng chưa hoàn thành việc
thông báo phát hành.
Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ
chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn
bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng
sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Câu hỏi 7:
Trường hợp Công ty TNHH A dùng mẫu hoá đơn đã được phát hành của Công
ty Cổ phần B để đặt in và sử dụng thì có hợp pháp không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Công ty TNHH A dùng mẫu hoá đơn đã được phát
hành của Công ty Cổ phần B để đặt in và sử dụng thì đó là việc sử dụng hoá đơn
giả. Sử dụng hoá đơn giả được coi là sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Theo đó thì
Công ty TNHH A sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6, Điều 29, Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ.

Câu hỏi 8:
Công ty chúng tôi là đơn vị bán lẻ xăng, dầu bán cho người mua thường
xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn là ngày nào? Trong
trường hợp bán lẻ nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn thì chúng tôi có phải
lập hóa đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Công ty bạn khi bán xăng
cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn
thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ
khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát
sinh hoạt động mua bán xăng. Trong trường hợp bán lẻ, nếu người mua không yêu
cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh
thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

Câu hỏi 9:
Công ty chúng tôi là đơn vị kinh doanh, khai, nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ. Xin hỏi khi bán hàng hóa chúng tôi sử dụng loại hóa
đơn nào? Trường hợp công ty bán hàng có giảm giá thì cách lập hóa đơn như thế
nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Chương I, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì Công ty bạn khai, nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa sẽ sử dụng hóa
đơn giá trị gia tăng.
Trường hợp bán hàng có giảm giá thì việc lập hoá đơn được quy định tại Điểm
2.5, Khoản 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính: Trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT,
tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số
lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền
giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa,
dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ các số
hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá.

Câu hỏi 10:
Cửa hàng tôi bán văn phòng phẩm, một lần bán có giá trị thanh toán là
300.000 đồng, người mua không cung cấp “Tên, địa chỉ, mã số thuế”. Vậy chúng
tôi phải lập hoá đơn như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: Cửa hàng bạn vẫn phải lập
hoá đơn, trên hoá đơn ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định; Tại tiêu thức “Tên,
địa chỉ, mã số thuế của người mua” ghi rõ là “người mua không cung cấp tên, địa
chỉ, mã số thuế”.


Câu hỏi 11:
Cửa hàng tôi bán tạp hoá, một lần bán hàng có giá trị thanh toán
200.000 đồng nhưng người mua không lấy hoá đơn. Xin hỏi cửa hàng tôi có phải
lập hoá đơn không và nếu phải lập thì lập như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì cửa hàng bạn vẫn phải lập
hoá đơn, tại tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” ghi rõ là
“người mua không lấy hoá đơn”.


Câu hỏi 12:
Thông thường tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
là do Giám đốc công ty tôi ký. Nay Giám đốc công ty đi nước ngoài thì người
trực tiếp bán hàng ký có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính: Trường hợp Giám đốc công ty
bạn đi nước ngoài thì người trực tiếp bán hàng có thể ký, ghi rõ họ tên trên
hoá đơn nhưng phải có giấy uỷ quyền của Giám đốc công ty cho người trực tiếp
bán ký và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hoá đơn.


Câu hỏi 13:
Công ty tôi thường xuyên bán hàng hoá thông qua điện thoại hoặc FAX do
vây không có chữ ký của người mua hàng trên hoá đơn. Xin hỏi chúng tôi phải ghi
như thế nào vào chỉ tiêu này?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 14, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: trường hợp Công ty bạn bán
hàng thông qua điện thoại hoặc FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký,
ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký,
ghi rõ họ tên)”, Công ty bạn phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, FAX.


Câu hỏi 14:
Cửa hàng tôi một lần bán hàng hoá có tổng trị giá thanh toán là 150.000
đồng. Khách hàng yêu cầu tôi phải lập hoá đơn để giao cho họ, xin hỏi theo quy
định tôi có phải lập hoá đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh
toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hoá hơn, trừ trường hợp người
mua yêu cầu lập và giao hoá đơn. Như vậy, với trường hợp của cửa hàng bạn, khi
khách yêu cầu lập hoá đơn, bạn vẫn phải lập hoá đơn và giao cho khách hàng.


Câu hỏi 15:
Công ty chúng tôi đặt in hoá đơn nhưng chưa thông báo phát hành mà đã
sử dụng thì có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Điều 9, Chương II Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì: Tổ chức, hộ, cá nhân kinh
doanh trước khi sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ trừ hoá đơn được
mua, cấp tại cơ quan thuế phải lập Thông báo phát hành hoá đơn (mẫu số 3.5,
phục lục 3, ban hành kèm theo Thông tư) và gửi kèm theo hoá đơn mẫu đến cơ quan
thuế.
Như vậy, trường hợp Công ty bạn đặt in hoá đơn nhưng chưa thông báo phát hành
mà đã sử dụng là sử dụng hoá đơn chưa có giá trị sử dụng và theo quy định tại
Điều 20, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài
chính thì Công ty bạn đã sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Theo đó Công ty bạn sẽ
bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về phát hành hoá đơn theo quy định tại
Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy
định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của Chính phủ.


Câu hỏi 16:
Công ty chúng tôi bị mất quyển hoá đơn đang sử dụng. Chúng tôi đã thông
báo với cơ quan thuế để không tiếp tục sử dụng quyển hoá đơn đó nữa. Nhưng sau đó
Công ty lại tìm thấy quyển hoá đơn đó và tiếp tục sử dụng. Xin hỏi như vậy có
được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/09/2010 của Bộ Tài chính: Trường hợp Công ty Anh (Chị) bị mất quyển hoá đơn,
đã thông báo với cơ quan thuế, sau đó Công ty Anh (Chị) lại tìm thấy quyển hoá
đơn thì không được phép tiếp tục sử dụng quyển hoá đơn đó mà phải thực hiện huỷ
hoá đơn theo quy định. Nếu Công ty tiếp tục sử dụng quyền hoá đơn đó thì đó là
hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.


Câu hỏi 17:
Công ty chúng tôi có nhập một lô hàng của Công ty A nhưng không có hoá
đơn chứng từ. Để hợp thức hoá lô hàng, Công ty chúng tôi nhờ Công ty B lập cho
một hoá đơn với số lượng, chủng loại, và giá thành hàng hoá đúng như lô hàng
vừa nhập của Công ty A, như vậy có được không?

Trả lời:
Công ty Anh (Chị) mua hàng của Công ty A nhưng lại nhờ Công ty B lập hoá đơn
như vậy là lập khống hoá đơn. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Chương III,
Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính: Việc lập khống
hoá đơn của đơn vị khác để hợp lý hoá chứng từ hàng hoá thì bị coi là sử dụng
bất hợp pháp hoá đơn. Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 34,
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ của chính phủ.


Câu hỏi 18:
Xin hỏi sử dụng hoá đơn như thế nào thì được xác định là sử dụng bất
hợp pháp hoá đơn?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì một số trường hợp cụ thể sau đây được xác
định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng
hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian
lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng
không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào
không có chứng từ.
- Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu
thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn.
- Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các
cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Câu hỏi 19:
Công ty A uỷ nhiệm cho Công ty C (bên thứ ba) bán hàng và lập hoá đơn.
Việc uỷ nhiệm đã được xác định bằng văn bản giữa 2 bên. Xin hỏi hoá đơn được uỷ
nhiệm có cần phải ghi tên và đóng dấu của Công ty A không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính Thì: Trường hợp Công ty A ủy nhiệm cho Công ty
C bán hàng và lập hoá đơn đã được xác định bằng văn bản uỷ nhiệm giữa hai bên
thì hóa đơn được ủy nhiệm do Công ty C lập vẫn phải ghi tên Công ty A và đóng
dấu Công ty A ở phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in
được in từ thiết bị của Công ty C hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu
của Công ty A).

Câu hỏi 20:
Công ty A muốn uỷ nhiệm cho Công ty C (bên thứ ba) bán hàng và lập hoá
đơn thì văn bản uỷ nhiệm cho Công ty C có nội dung như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 15, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì nội dung văn bản uỷ nhiệm phải ghi đầy đủ
các thông tin về hoá đơn ủy nhiệm (hình thức hoá đơn, loại hoá đơn, ký hiệu hoá
đơn và số lượng hoá đơn (từ “số.. đến số..”); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy
nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hoá đơn ủy nhiệm (nếu là
hoá đơn tự in hoặc hoá đơn điện tử); phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm.


Câu hỏi 21:
Công ty A muốn uỷ nhiệm cho Công ty B bán hàng và lập hoá đơn thì phải
làm những thủ tục gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 15, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì:
- Khi bán hàng hoá công ty B vẫn phải ghi tên đơn vị bán là công ty A và đóng
dấu của công ty A phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in
được in từ thiết bị của Công ty B hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu
của Công ty A). Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa công ty A và
công ty B.
- Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hoá đơn ủy nhiệm
(hình thức hoá đơn, loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn và số lượng hoá đơn (từ “số…
đến số…”); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc
phương thức cài đặt hoá đơn ủy nhiệm (nếu là hoá đơn tự in hoặc hoá đơn điện
tử); phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm.
- Công ty A phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hoá đơn
ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký
kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho Công ty B.
Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty A
và công ty B.
- Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hoá đơn, hai
bên phải xác định bằng văn bản và công ty B phải tháo gỡ ngay các thông báo đã
niêm yết tại nơi bán hàng hoá, dịch vụ.
- Công ty B phải niêm yết thông báo ủy nhiệm Công ty A tại nơi bán hàng hoá,
dịch vụ được ủy nhiệm lập hoá đơn để người mua hàng hoá, dịch vụ được biết.
- Hàng quý Công ty B và công ty A phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng
các hoá đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hoá đơn theo hướng dẫn tại Thông tư
153/2010/TT-BTC nêu trên.

Câu hỏi 22:
Cửa hàng kinh doanh M hết thời hạn ủy nhiệm bán hàng hoá và lập hoá đơn
của Công ty T thì phải làm thủ tục gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 15, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì: Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt
trước hạn ủy nhiệm lập hoá đơn, Cửa hàng kinh doanh M và Công ty T phải xác
định bằng văn bản và Cửa hàng kinh doanh M phải tháo gỡ ngay các thông báo đã
niêm yết tại nơi bán hàng hoá, dịch vụ.

Câu hỏi 23:
Doanh nghiệp tôi có một lô hàng hoá bán lẻ thuộc diện không phải lập
hoá đơn, hàng hoá được bán trong nhiều ngày và đã được lập Bảng kê. Khi bán hết
lô hàng doanh nghiệp tôi mới lập hoá đơn có được không?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp Doanh nghiệp có hàng hoá bán
lẻ thuộc diện không phải lập hoá đơn thì cuối mỗi ngày Doanh nghiệp lập một hoá
đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá trong ngày thể hiện
trên dòng tổng cộng của Bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các
liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên
hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Như vậy, doanh nghiệp bạn phải lập hoá đơn vào cuối mỗi ngày không được để đến
khi bán hết lô hàng mới lập hoá đơn.

Câu hỏi 24:
Doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động bán
hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT,
và cả hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý ngoại tệ thì việc lập hoá đơn được
tiến hành như thế nào?

Trả lời:
Theo Tiết 2.1, Điểm 2, Phụ lục 4 hướng dẫn Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 thì việc lập hoá đơn của DN được tiến hành như sau:
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán
hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn
thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là
giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế nhưng có hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng cho hoạt động kinh
doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

Câu hỏi 25:
Trường hợp doanh nghiệp nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập
khẩu uỷ thác mà chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì việc xuất hoá đơn GTGT
xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác được tiến hành khi nào? Nội dung của hoá đơn
bao gồm những gì? Có bao gồm khoản thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
không?

Trả lời:
Căn cứ Tiết 2.2, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 thì Doanh nghiệp nếu chưa nộp thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu
thông hàng hoá trên thị trường.
Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, DN
mới lập hoá đơn. Nội dung của hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo
giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế
độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập
khẩu.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)
Tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác phải lập hoá đơn
GTGT riêng.


Câu hỏi 26:
Doanh nghiệp tôi cần xuất khẩu hàng hoá, khi xuất hàng hóa để vận
chuyển đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, Doanh nghiệp tôi cần phải lập chứng từ
gì? Nếu uỷ thác cho cơ sở khác xuất khẩu hàng hoá thì thủ tục có gì khác không?

Trả lời:
Theo quy định tại Tiết 2.3, Điểm 2, Phụ lục 4 thì Doanh nghiệp dù tự xuất khẩu
hàng hoá hay uỷ thác cho cơ sở khác thì khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến nơi
làm thủ xuất khẩu đều phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh
điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.

Câu hỏi 27:
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với những trường
hợp có dùng hàng hoá để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao
đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hoá
đơn không? Nội dung ghi trên hoá đơn GTGT như thế nào?

Trả lời:
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Chương III, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28
tháng 9 năm 2010 và Tiết 2.4, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư thì
các trường hợp trên đều phải lập hoá đơn GTGT. Đối với hàng hoá dùng để khuyến
mại, quảng cáo, hàng mẫu trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là
hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT
không ghi, gạch chéo; đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả
thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì trên hoá đơn ghi đầy đủ
các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách
hàng.

Câu hỏi 28:
Sau khi nhận hàng và hoá đơn từ tổ chức cá nhân bán hàng, người mua
muốn trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá do phát hiện hàng hoá không đúng quy
chuẩn, chất lượng. Trường hợp này người mua có phải trả lại hoá đơn không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm 2.8, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 thì người mua phải lập hoá đơn xuất
trả hàng người bán, trên hóa đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không
đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Trường hợp người mua là đối tượng
không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản
ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế
GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá
đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

Câu hỏi 29:
Đối với tổ chức, cá nhân xuất hàng hoá bán hàng lưu động thì việc lập
hoá đơn, chứng từ như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Tiết 2.9, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 thì tổ chức cá nhân xuất hàng hoá bán
hàng lưu động phải sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh
điều động nội bộ theo quy định, khi bán hàng hóa thì mới lập hoá đơn theo quy
định để giao cho người mua.

Câu hỏi 30:
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ
tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thực hiện thu tiền theo tiến độ thực
hiện dự án hoặc tiến độ ghi trên hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày nào? Nội
dung của hoá đơn bao gồm những gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 14, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28
tháng 9 năm 2010 và Tiết 2.11, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
trên thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền, trên hoá đơn ghi rõ số tiền thu,
giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số
thuế GTGT.


Câu hỏi 31:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán ngoại tệ ở trong và ngoài nước
thì phải lập hoá đơn như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Tiết 2.13, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 thì tổ chức, cá nhân có hoạt động mua,
bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo
từng loại ngoại tệ. Cơ sở phải lưu giữ các chứng từ giao dịch với bên mua, bán
ở nước ngoài theo đúng pháp luật về kế toán. Các hoạt động mua, bán ngoại tệ
phát sinh ở trong nước phải lập hoá đơn theo quy định.

Câu hỏi 32:
Công ty chúng tôi khi bán hàng đã lập hoá đơn GTGT và giao cho khách
hàng, nhưng sau đó phát hiện hoá đơn đã lập sai. Vậy chúng tôi phải xử lý
trường hợp này như thế nào?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 18, Chương III, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về xử lý
đối với hoá đơn đã lập như sau: “2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người
mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho
người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai
phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá
đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá
đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa
đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì
người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ
sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ
điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia
tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn
điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế
đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Câu hỏi 33:
Trường hợp tôi vừa lập xong hoá đơn GTGT và chưa giao cho khách hàng
thì phát hiện hoá đơn đã lập sai thì tôi phải xử lý thế nào?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 18, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về xử lý đối với hoá đơn đã
lập như sau: “1.Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện
hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.”

Câu hỏi 34:
Công ty chúng tôi đã thông báo phát hành hoá đơn, nhưng nay công ty đã
làm thủ tục xin đóng mã số thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho đóng mã số
thuế. Vậy công ty có được tiếp tục sử dụng các loại hoá đơn đã thông báo phát
hành chưa sử dụng hết không?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì: Công ty phải thông báo với cơ
quan thuế các loại hoá đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng và phải dừng
việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo đó.

Câu hỏi 35:
Công ty chúng tôi phát hành loại hóa đơn mới thay thế loại hoá đơn cũ.
Vậy số hoá đơn cũ chưa sử dụng sẽ phải xử lý như thế nào?

Trả lời:
Khi Công ty phát hành loại hoá đơn mới thay thế hoá đơn cũ Công ty phải thông
báo với cơ quan thuế các loại hoá đơn cũ đã thông báo phát hành còn chưa sử
dụng và phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn cũ đã thông báo đó.
Đối với số hoá đơn cũ chưa sử dụng Công ty phải thực hiện huỷ hoá đơn. Thời hạn
huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan
thuế theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27, Chương IV, Thông tư
153/2010/TT-BTC.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 27, Chương IV, Thông tư trên thì hồ sơ huỷ hoá
đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn,
- Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa
đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết
từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa
đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11,
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010/TT-BTC nêu trên).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại công ty. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn
được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý
trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.


Câu hỏi 36:
Doanh nghiệp chúng tôi thuộc diện mua hoá đơn của cơ quan thuế nhưng
nay ngừng kinh doanh và không tiếp tục sử dụng hoá đơn nữa thì Doanh nghiệp
phải làm gì với số hóa đơn đã mua nhưng chưa sử dụng?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì: Khi Doanh nghiệp bạn không tiếp
tục sử dụng nữa Doanh nghiệp bạn phải thông báo với cơ quan thuế các loại hoá
đơn cũ đã mua của cơ quan thuế còn chưa sử dụng và tiến hành hủy hóa đơn theo
hướng dẫn tại Điều 27, Thông tư 153/2010/TT-BTC. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất
là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Câu hỏi 37:
Trường hợp công ty tôi xảy ra sự cố, rất nhiều giấy tờ của công ty
trong đó có cả hoá đơn đã lập và chưa lập bị cháy, hỏng. Công ty chúng tôi phải
làm như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì Công ty bạn phải lập báo cáo về
việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số
3.8, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05)
ngày kể từ ngày xảy ra sự cố đó.


Câu hỏi 38:
Trường hợp một trong hai bên mua và bên bán làm mất, cháy, hỏng liên 2
hoá đơn bản gốc đã lập theo đúng quy định thì xử lý như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì:
- Người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ
liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ
họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu
(nếu có) trên biên bản.
- Người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo
pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
- Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng
liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.
Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất,
cháy, hỏng hoá đơn.

Câu hỏi 39:
Khi mua hàng hoá, dịch vụ tôi lấy hóa đơn hợp pháp của người bán thì
được hưởng những lợi ích gì?

Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 23, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì: “Người mua được sử dụng hóa đơn
hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng
hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán
hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai
các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn
ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.”

Câu hỏi 40:
Các tiêu chí để nhận biết hoá đơn hợp pháp và hoá đơn không hợp pháp?
Trả lời:
Căn cứ theo hướng dẫn quy định tại Khoản 2, Điều 23, Chương III,,Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính thì hóa đơn hợp pháp
phải là:
- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các
trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính
xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 20 và Điều 21, Thông tư
153/2010/TT-BTC.


4 14 câu hỏi và trả lời về
“Vi phạm và xử lý vi phạm hoá đơn”



Câu hỏi 1:
Xin hỏi khi cơ quan thuế xuống kiểm tra hoá đơn tại doanh nghiệp thì có
giới hạn về thời gian kiểm tra hay không? Vì nếu kiểm tra lâu sẽ ảnh hưởng tới
việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 30, ChươngVI, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: “Thời gian kiểm tra hoá
đơn tại trụ sở, cửa hàng của tổ chức, hộ, cá nhân không quá năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan
thuế có thể gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá năm
(05) ngày làm việc.”
Như vậy, thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp tối đa là 10 ngày làm việc kể từ
ngày bắt đầu kiểm tra.

Câu hỏi 2:

Vừa qua cơ quan thuế xuống doanh nghiệp chúng tôi kiểm tra về hoá đơn.
Ngày cuối cùng kiểm tra cơ quan thuế không lập Biên bản kiểm tra mà 5 ngày sau
khi kết thúc kiểm tra (ngày làm việc) cơ quan thuế mới lập Biên bản kiểm tra.
Như vậy có đúng quy định không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 30, ChươngVI, Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì: “Trong thời hạn năm (05)
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản
kiểm tra.
Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra được quyền nhận biên bản kiểm tra hóa đơn, yêu
cầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm
tra (nếu có).”
Như vậy, cơ quan thuế thực hiện đúng theo quy định.

Câu hỏi 3:

Doanh nghiệp tôi được tự in hoá đơn, nhưng trên hoá đơn của chúng tôi
thiếu nội dung “mã số thuế của người bán”. Xin hỏi chúng tôi xử lý như thế nào?
Có thể viết thêm mã số thuế của doanh nghiệp vào hoá đơn được không? Doanh
nghiệp tôi có bị phạt không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm 1, Điều 28, Chương 5, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn,
khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị
định 51/2010/NĐ-CP” (tức Điểm 1, Điều 4, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính)
Doanh nghiệp không được tự viết thêm nội dung “mã số thuế của người bán” vào hoá
đơn. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp phải hủy các hóa đơn được in đúng
quy định và in lại mẫu hoá đơn bao gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc theo đúng
quy định.

Câu hỏi 4:

Hành vi tự in hoá đơn giả để sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm 3, Điều 28, Chương 5, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa
đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự
in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng (ba mươi
sáu) tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện.”

Câu hỏi 5:

Chúng tôi là công ty in, sau khi in hóa đơn cho khách hàng và thanh lý
xong hợp đồng đặt in thì chúng tôi phát hiện ra còn một số hóa đơn in thử, in
hỏng chúng tôi chưa hủy. Xin hỏi chúng tôi phải làm thế nào? Có bị phạt gì
không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 2, Điều 30, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Không thanh lý hợp đồng in khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo
phát hành;
b) Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.”
Căn cứ Điểm 4, Điều 8, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính thì công ty in có trách nhiệm phải: “- Hủy hóa đơn in thử, in sai, in
trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng
tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt
in;”
Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền công ty bạn còn phải thực hiện hủy các hóa đơn
in thử, in hỏng đi.

Câu hỏi 6:

Công ty in của chúng tôi nhận được nhiều hợp đồng đặt in hóa đơn trong
cùng một thời điểm. Xin hỏi chúng tôi có thể chuyển nhượng một số hợp đồng đã
ký với khách hàng cho công ty in khác được không? Việc này có bị xử phạt không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 4, Điều 8, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính thì công ty in có trách nhiệm phải: “- In hoá đơn theo đúng hợp đồng in
đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hoá
đơn cho tổ chức in khác thực hiện;”
Căn cứ Điểm 4, Điều 30, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu
bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.”.
Như vậy, công ty bạn không được chuyển nhượng hợp đồng in cho công ty in khác.
Công ty bạn còn bị phạt tiền nếu chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
in đã ký với khách hàng.

Câu hỏi 7:

Trường hợp có một doanh nghiệp đến và hỏi mua hóa đơn đặt in của doanh
nghiệp khác (với lý do doanh nghiệp của họ sử dụng hóa đơn rất ít nên muốn mua
luôn cho tiện). Nếu chúng tôi in thêm để bán cho doanh nghiệp này có bị xử phạt
gì không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 5, Điều 30, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của
khách hàng này cho khách hàng khác.”


Câu hỏi 8:
Xin hỏi ngoài việc bị phạt tiền do in giả hóa đơn thì còn bị xử phạt gì
nữa không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 6, Điều 30, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn giả, đồng thời
bị đình chỉ in hóa đơn trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi hành vi
bị phát hiện.”
Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền do in giả hóa đơn, công ty in còn bị đình chỉ
in hóa đơn trong thời hạn 36 tháng kể từ khi bị phát hiện hành vi in giả hóa
đơn.

Câu hỏi 9:

Bạn tôi là chủ doanh nghiệp in. Tôi in hóa đơn cho công ty mình tại
doanh nghiệp in của bạn tôi. Vì là bạn thân nên chúng tôi không ký hợp đồng in.
Như vậy có được không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 3, Điều 8, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính thì: Khi đặt in hóa đơn công ty bạn phải ký kết hợp đồng in hóa đơn với
công ty in. Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của
Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu
hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết
thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
Căn cứ Điểm 1, Điều 29, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in
bằng văn bản.”

Câu hỏi 10:

Doanh nghiệp tôi vừa nhận được hóa đơn đặt in từ công ty in. Chúng tôi
chưa làm thủ tục phát hành hóa đơn. Bạn tôi vừa thành lập doanh nghiệp và chưa
có hóa đơn để sử dụng nên muốn mua hóa đơn của doanh nghiệp tôi. Việc này có bị
coi là vi phạm không? Có bị xử phạt gì không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 5, Điều 29, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in
chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.”
Như vậy, hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của doanh nghiệp mình cho doanh nghiệp
khác sử dụng khi chưa làm thông báo phát hành là vi phạm quy định về quản lý sử
dụng hóa đơn và phạt tiền theo quy định.

Câu hỏi 11:

Tôi làm mất hóa đơn mua của cơ quan thuế mà không khai báo việc bị mất
hóa đơn thì có sao không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 3, Điều 31, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ 6.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã
mua.”
Như vậy, khi bị mất hóa đơn mua của cơ quan thuế nếu không khai báo bạn sẽ bị
phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Câu hỏi 12:

Giám đốc công ty đi vắng nên chúng tôi chưa làm thông báo phát hành hóa
đơn (Gửi cơ quan thuế và niêm yết tại trụ sở) nhưng công ty lại sử dụng hóa đơn
để bán hàng. Như vậy có bị xử phạt không?

Trả lời:
Căn cứ Điều 9, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì:
Công ty trước khi muốn sử dụng hóa đơn phải làm Thông báo phát hành hóa đơn gửi
cơ quan thuế trực tiếp quản lý và niêm yết tại trụ sở công ty trong suốt thời
gian sử dụng. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản
lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông
báo phát hành.
Thông báo phát hành hóa đơn có tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và
dấu của công ty.
Căn cứ Điểm 2, Điều 32, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “2. Phạt tiền từ 4.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập Tờ thông báo phát hành hóa
đơn sau khi hóa đơn đã được sử dụng.”
Như vậy, nếu giám đốc đi vắng thì người được ủy quyền đại diện cho công ty theo
pháp luật ký thông báo phát hành. Nếu công ty bạn sử dụng hóa đơn khi chưa ký
thông báo phát hành thì ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn phải thực hiện các
thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 9, Thông tư 153 nêu trên.

Câu hỏi 13:

Doanh nghiêp tôi bán hàng hóa có giá trị lớn hơn 200.000 đồng rất
nhiều, nhiều người mua hàng không lấy hóa đơn nên chúng tôi không lập hóa đơn
cho những trường hợp này. Như vậy có đúng quy định không? Nếu không đúng thì có
bị xử phạt gì không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 2, Điều 14, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính thì: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở
lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã
số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá
đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.”
Căn cứ Điểm 5, Điều 33, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa,
dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người mua”.
Như vậy, doanh nghiệp bạn ngoài việc bị phạt tiền còn phải lập hóa đơn giao cho
người mua.

Câu hỏi 14:

Khách hàng mua hàng trị giá 5.000.000 đồng nhưng đề nghị chúng tôi viết
hóa đơn trị giá 10.000.000 đồng. Trường hợp này công ty chúng tôi có bị xử phạt
không?

Trả lời:
Căn cứ Điểm 2, Điều 21, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính thì: nếu công ty viết hóa đơn theo yêu cầu của khách hàng như vậy thì
trường hợp này được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn: “- Hóa đơn có nội
dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.”
Căn cứ Điểm 7, Điều 33, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì: “7. Phạt tiền từ
12.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn bất hợp pháp.”
Về Đầu Trang Go down
https://hochoikinhnghiem.forumvi.com
thienlong
Sáng lập diễn đàn
Sáng lập diễn đàn
thienlong


Age : 36
Đến từ : Hà Nam
Tổng số bài gửi : 122
Điểm: : 26348
Join date : 05/08/2011

NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153   NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 I_icon_minitimeThu Oct 20, 2011 9:47 am

Câu hỏi 1:

Trường
hợp doanh nghiệp không nộp báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ theo quý mà
nộp quyết toán theo năm (do phát sinh không nhiều) có được không?


Trả lời:

Căn
cứ Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của
Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn;


Hàng
tháng DN phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo mẫu
BC-26/HĐ (theo mẫu đính kèm), chậm nhất vào ngày 10 của đầu tháng sau
(Bộ Tài chính cho phép được nộp chậm nhất đến ngày 20 của đầu tháng
sau). Riêng một số ngành đặc thù có thể báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý
nhưng phải được sự chấp thuận của Tổng cục Thuế.


Theo
quy định trên trường hợp đơn vị nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
theo năm mà không được Tổng cục Thuế chấp thuận là không đúng quy định.


--------------------------------

Câu hỏi 2:

Chi
nhánh của chúng tôi có MST là 0100244112-006. Khi mua hàng đơn vị bán
hàng ghi lên hoá đơn GTGT là 0100244112006-. Ghi như vậy có đúng không?


Trả lời:

Tại
điểm 1.7 mục VI Phần B Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 về việc
in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn quy định: “Số liệu, chữ viết,
đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng
quy định, không bị tẩy xoá, sửa chữa”. Căn cứ quy định trên bên bán hàng
khi lập hóa đơn phải ghi rõ mã số thuế của bên mua hàng trên các ô đã
in sẵn trên hoá đơn như sau:
0100244112-006.

--------------------------------

Câu hỏi 3:

Đề nghị hướng dẫn thủ tục mua hoá đơn GTGT đối với Doanh nghiệp.

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 99/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục mua hoá đơn :

-
Đối với Thủ tục mua hóa đơn lần đầu: Tổ chức và cá nhân mua không phải
nộp Sơ đồ các địa điểm sản xuất, kinh doanh; văn phòng giao dịch do tổ
chức, cá nhân tự vẽ có xác nhận và cam kết của người đứng đầu tổ chức,
cá nhân về: Địa chỉ, số nhà, đường phố (đối với thành phố, thị xã) và
thôn, xã ... (đối với nông thôn) để có căn cứ theo dõi giao dịch, quản
lý.


-
Đối với Thủ tục mua hóa đơn các lần tiếp theo: Tổ chức và cá nhân mua
không phải nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra theo mẫu số:
02/GTGT (kể cả tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp trực tiếp) có
xác nhận đã kê khai thuế của cơ quan thuế quản lý.


Trong
thời gian tới Bộ Tài chính sẽ đề xuất, sửa đổi theo hướng: Các Doanh
nghiệp thực hiện tự in hoá đơn, (có phân loại đơn vị được tự in hoá đơn
và khởi tạo hoá đơn điện tử). Cơ quan thuế chỉ bán hoá đơn cho tổ chức
không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhân kinh doanh có cơ sở
tại địa phương.


Thủ tục mua hoá đơn hiện nay bao gồm:

1. Thủ tục mua hóa đơn lần đầu đối với tổ chức kinh doanh:

Tổ chức kinh doanh phải nộp các giấy tờ sau:

- Đơn xin mua hoá đơn (theo mẫu số 01 đính kèm).

-
Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền
ký giới thiệu người đến cơ quan thuế liên hệ mua hoá đơn. Trên giấy giới
thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân của người
được giới thiệu đến liên hệ mua hoá đơn.


- Giấy Chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kinh doanh.

Khi
đến mua hoá đơn, người đứng tên trên giấy giới thiệu phải xuất trình
chứng minh thư nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của
pháp luật) với cơ quan thuế.


Hồ
sơ mua hoá đơn lần đầu của tổ chức kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp
tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Khi có sự thay đổi địa điểm giao
dịch, địa điểm kinh doanh; trong vòng 10 ngày (ngày làm việc) cơ sở kinh
doanh phải gửi thông báo thay đổi địa điểm cho cơ quan thuế biết.


Thời hạn giải quyết: không quá 5 ngày làm việc (bao gồm cả cấp sổ mua hoá đơn)

2. Thủ tục mua hóa đơn các lần tiếp theo đối với tổ chức kinh doanh:

Tổ chức, mua hoá đơn lần tiếp theo nộp cho cơ quan thuế các giấy tờ sau:

-
Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền
ký, trên giấy giới thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư
nhân dân của người được tổ chức kinh doanh cử đi mua hoá đơn, số lượng
hoá đơn xin mua.


- Sổ mua hoá đơn đã được cơ quan thuế cấp.

Người
đến mua hoá đơn, phải xuất trình cho cơ quan thuế chứng minh thư nhân
dân bản chính (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật).


--------------------------------

Câu hỏi 4:

+ Trường hợp hoá đơn không ghi tên doanh nghiệp có được chấp nhận kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào không?

+
Trường hợp phiếu hạch toán chi phí giao dịch từ ngân hàng là hoá đơn tự
in được đăng kí với cơ quan thuế thì có được kê khai và khấu trừ thuế
GTGT đầu vào không?


Trả lời:

Tại
điểm 1.7, mục VI, Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002
của Bộ Tài chính về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn quy
định:


“Hóa đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải là:

- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng).

- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.

-
Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ,
chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa”


Căn cứ vào quy định trên thì:

- Trường hợp Hoá đơn không ghi tên doanh nghiệp là trái quy định và không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

-
Trường hợp Phiếu hạch toán chi phí giao dịch từ ngân hàng là hoá đơn tự
in được đăng kí với cơ quan thuế và ghi đầy đủ nội dung theo quy định
trên thì được kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào.


--------------------------------

Câu hỏi 5:

Đề nghị hướng dẫn việc nộp báo cáo sử dụng hoá đơn.

Trả lời:

Tại
Điểm 2.2, Mục VII, Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày
07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
quy định:

-
Hàng tháng thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn mẫu BC-26/HĐ ban
hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài
chính, chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau (Bộ Tài chính
cho phép được nộp chậm nhất đến ngày 20 của đầu tháng sau).Riêng một số ngành đặc thù có thể báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý nhưng phải được sự chấp thuận của Tổng cục Thuế.

-
Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn hàng năm (theo mẫu ) gửi cơ
quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 25 tháng 02 năm sau.


Theo
quy định trên, người nộp thuế có sử dụng hoá đơn phải nộp báo cáo tình
hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp với kỳ báo
cáo: tháng và năm.


--------------------------------

Câu hỏi 6:

Đối với trường hợp điều chỉnh hoá đơn thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm 3.2, Mục II, Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 và điểm 2.8, Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính, thì:

Bên
mua, bán căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh khai điều chỉnh trực tiếp trên
Bảng kê hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT;
01-2/GTGT và tờ khai tổng hợp theo mẫu số 01/GTGT tại thời điểm điều
chỉnh hóa đơn và mẫu số 01-3/GTGT.


--------------------------------

Câu hỏi 7:

Doanh
nghiệp tôi mua 01 bộ bàn ghế có giá trị trên 10 triệu dùng để biếu cho
đối tác. Vậy Doanh nghiệp tôi xuất hoá đơn như thế nào?


Trả lời:

Đây
là khoản chi mua quà tặng của doanh nghiệp nên không xuất hoá đơn.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.


--------------------------------

Câu hỏi 8:

Các
khoản được hưởng chiết khấu thương mại do mua hàng với số lượng lớn
chiết khấu thanh toán thì có được ghi trên hoá đơn bán hàng không?


Trả lời:

Tại điểm 2.5, Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định:

Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá thì trên hoá đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu
việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ
thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm của hàng hoá đã bán được
tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ của lần mua cuối cùng
hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và
số tiền được giảm giá”.


Căn cứ hướng dẫn trên, doanh nghiệp được ghi giảm giá khi chiết khấu cho khách hàng.

--------------------------------

Câu hỏi 9:

Hàng ngày DN bán lẻ xăng dầu có lập bảng kê theo ngày, như vậy cuối ngày DN có phải xuất hoá đơn không?

Trả lời:

Theo
qui định tại điểm 2.11, mục IV, phần B Thông tư 129/TT-BTC ngày
26/12/2008 thì: Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng
dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu
người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định,
trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ. Cuối ngày cơ
sở kinh doanh căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hoá đơn làm căn cứ tính thuế.


--------------------------------

Câu hỏi 10:

Công
ty chuyên kinh doanh về bất động sản, đầu tư xây dựng, tư vấn đầu
tư,…Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất thu tiền sử dụng đất thì
khi chuyển nhượng cho khách hàng Công ty lập hoá đơn GTGT (trong đó xác
định tiền đầu tư CSHT, tiền SD đất, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán).
Riêng cácbất động sản đầu tư do Công ty tự mua (Quyền SD đất,
giá trị kiến trúc gắn liền với đất) thì khi chuyển nhượng các bất động
sản này Công ty thực hiện như:



dụ: Bất động sản đầu tư (là QSD đất) có giá trị trên số sách kế toán
là: 500 triệu đồng. Giá chuyển nhượng cho khách hàng là 550 triệu đồng
Công ty lập hoá đơn như sau:


Tiền hàng: 545.000.000 đồng

Thuế GTGT: (550.000.000 - 500.000.000) x 10% = 5.000.000đ.

Giá thanh toán là: 550.000.000đ

Vậy Công ty lập hoá đơn cho khách hàng như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Việc lập hoá đơn theo ví dụ trên là chưa phù hợp với quy định.

-
Để lập hoá đơn đối với từng trường hợp cụ thể đúng theo quy định, Cục
Thuế tỉnh Cà Mau đề nghị Công ty phát triển nhà Minh Hải căn cứ công văn
số 10383/BTC-TCT ngày 22/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn giá tính
thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản từ ngày
01/01/2009. Nội dung công văn hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng
từng
trường hợp xác định giá tính thuế GTGT khi chuyển nhượng bất động sản,
cách lập hoá đơn đối với từng trường hợp, cách xử lý đối với các trường
hợp lập hoá đơn chưa đúng quy định phải điều chỉnh kê khai lại...


--------------------------------

Câu hỏi 11:

Về xử phạt vi phạm do bán hàng không lập hoá đơn?

Trả lời:

Điều
14 Nghị định số 98/2007/CP ngày 7/06/2007 của Chính phủ quy định về xử
lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
Thuế qui định:


“Người
nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của
Luật Quản lý thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế
gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số
tiền thuế gian lận như sau:


1.
Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người
nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13
Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ
trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:


h)
Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá
đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá, dịch vụ
đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế”


--------------------------------

Câu hỏi 12:

Sản phẩm xuất tiêu dùng nội bộ có phải lập hoá đơn GTGT và nộp thuế không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm 2.4 mục IV phần B Thông tư số: 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì:

Đối
với hàng hóa dùng để tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc
hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế
GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp đơn vị
xuất hàng hóa để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thì
không phải xuất hóa đơn GTGT.


--------------------------------

Câu hỏi 13:

Công
ty A thuê Công ty B vận chuyển hàng hoá xuất khẩu đến Hy Lạp, nhưng
phải dừng lại tại Singapore và quay về Việt Nam nên Công ty B đồng ý
giảm giá cước cho Công ty A, Công ty B yêu cầu Công ty A xuất hoá đơn
của số tiền giảm giá. Đề nghị hướng dẫn cụ thể trường hợp này.


Trả lời:

Căn
cứ điểm 2.9 mục IV phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC, đơn vị thuê vận
chuyển và đơn vị vận chuyển phải lập biên bản điều chỉnh giảm giá theo
hoá đơn GTGT ký hiệu …., số …., ngày … tháng… năm…, lý do điều chỉnh
giảm giá và 2 bên ký tên, đóng dấu vào biên bản. Căn cứ vào biên bản,
đơn vị vận chuyển (công ty B) xuất hoá đơn điều chỉnh giảm giá cho đơn
vị thuê vận chuyển. Trên hoá đơn điều chỉnh ghi rõ điều chỉnh giảm giá
cước vận chuyển (không được ghi số âm) tại hoá đơn số, ký hiệu...


Hoá
đơn điều chỉnh là cơ sở để đơn vị vận chuyển điều chỉnh doanh số bán và
thuế đầu ra (nếu có), và đơn vị thuê vận chuyển điều chỉnh doanh số mua
và thuế đầu vào (nếu có).


--------------------------------

Câu hỏi 14:

Về
chứng từ thanh toán qua ngân hàng phát sinh sau thời điểm trả chậm, trả
góp ghi trên hợp đồng mua hàng hoá trả chậm, trả góp?


Trả lời:

Theo
quy định tại điểm 1.3 mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày
26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT thì điều kiện khấu
trừ thuế GTGT đầu vào là phải có hoá đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT khâu nhập khẩu, nếu giá trị thanh toán của hàng hoá, dịch vụ
mua vào từ 20 triệu đồng trở lên còn phải có chứng từ thanh toán qua
ngân hàng.


Trường
hợp mua trả chậm, trả góp có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở
lên thì Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ; hoá đơn
GTGT; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua
trả
chậm, trả góp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời ghi rõ
thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng
hoá, dịch vụ mua vào (Bảng kê mẫu 01-2/GTGT). Nếu chưa có chứng từ thanh
toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng,
Doanh
nghiệp vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đến thời điểm
thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê
khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng
hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.


--------------------------------

Câu hỏi 15:

Hình
thức thanh toán giá trị hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên không qua tài
khoản mở tại ngân hàng mà qua tài khoản thẻ ATM có được chấp nhận đủ
điều kiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào không?


Trả lời:

-
Theo công văn số 10220/BTC-TCT ngày 20/7/2009 về việc điều kiện chứng
từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT quy định:
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào
từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được
hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua
sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân
hàng và các hình thức thanh toán khác theo quy định.


Trường
hợp trên Hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bằng chuyển khoản từ tài
khoản bên mua mở tại Ngân hàng sang tài khoản bên bán mở tại Ngân hàng,
trong đó tài khoản bên bán mở tại Ngân hàng là tài khoản thẻ ATM của
người đại diện theo pháp luật của bên bán và có chứng từ thanh toán
chứng minh việc chuyển tiền như nói trên thì được chấp nhận đủ điều kiện
có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được kê khai, khấu trừ, hoàn
thuế GTGT đầu vào.


--------------------------------

Câu hỏi 16:

Người
bán viết hoá đơn với mức thuế suất thuế GTGT cao hơn mức thuế suất quy
định (cơ quan thuế chưa kiểm tra) thì người mua kê khai thuế GTGT của
hoá đơn đó như thế nào?


Trả lời:

Căn
cứ quy định tại điểm 1(b), Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC
ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, thì: trường hợp cơ sở kinh doanh mua
hàng hoá, dịch vụ mà thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao
hơn thuế suất đã được quy định thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất
quy định; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai , nộp thuế theo
đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế
suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp
quản lý người bán.


Trường
hợp cơ quan thuế chưa kiểm tra, người mua yêu cầu người bán lập lại hoá
đơn thì việc lập lại hoá đơn điều chỉnh phải thực hiện đúng hướng dẫn
tại Điểm 2.9, Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008 /TT-BTC nêu trên.


--------------------------------

Câu hỏi 17:

Đề
nghị hướng dẫn về thủ tục, chứng từ để thực hiện các nghiệp vụ hoàn
phí, giảm phí, huỷ các hợp đồng bảo hiểm sau khi đã phát hành hoá đơn
GTGT cho khách hàng ghi nhận doanh thu và công nợ?


Trả lời:

Căn cứ quy định tại Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính;

Tại
Điểm 7.2.6, Mục II Thông tư số 111/2005/TT-BTC ngày 13/12/2005 của Bộ
Tài chính đã ban hành hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm, quy định:


“7.2.6. Đối với trường hợp hoàn trả phí, giảm phí bảo hiểm:

Trường
hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh, khi hoàn trả
phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ), doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu tổ
chức tham gia bảo hiểm lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõsố
tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do
hoàn trả phí bảo hiểm. Hoá đơn này là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm,
tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh doanh thu mua, bán, số thuế GTGT đã
kê khai hoặc đã khấu trừ.


Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hoá đơn GTGT,
khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng
tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ
số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền
thuế GTGT theo hoá đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp
khi thu phí bảo hiểm (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do hoàn
trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn thu phí bảo
hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT của doanh
nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm không cung cấp
được hoá đơn thu phí bảo hiểm thì số tiền phí hoàn trả khách hàng ghi
trong biên bản hoặc văn bản thoả thuận để thực hiện hoàn trả là số tiền
phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.”


Căn
cứ hướng dẫn trên, khi phát sinh các nghiệp vụ hoàn phí, giảm phí, huỷ
các hợp đồng bảo hiểm sau khi đã phát hành hoá đơn GTGT cho khách hàng
ghi nhận doanh thu và công nợ thì Công ty thực hiện như hướng dẫn nêu
trên.


--------------------------------

Câu hỏi 18:

Việc lập hoá đơn đối với khoản chiết khấu thương mại?

Trả lời:

Căn
cứ điểm 2.5 mục IV Thông tư số 129/2008 TT-BTC ngày 26/12/2009 thì
khoản chi chiết khấu thương mại được giảm trừ trong doanh thu tính thuế
trên hoá đơn của lần mua cuối hoặc kỳ tiếp sau.
Về Đầu Trang Go down
https://hochoikinhnghiem.forumvi.com
Sponsored content





NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153   NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG CÂU HỎI, GIẢI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN THÔNG TƯ 153
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GÓC KẾ TOÁN :: KẾ TOÁN THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ :: Hóa đơn chứng từ-
Chuyển đến